Nghe tiếng Hàn là một trong 4 kỹ năng ngôn ngữ mà người học cần phải trau dồi nếu muốn thông thạo tiếng Hàn. Đây cũng là kỹ năng vô cùng quan trọng trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày và trong công việc. Vì thế để học tốt tiếng Hàn bạn cần nắm vững phương pháp cũng như rèn luyện đúng cách để có thể cải thiện kỹ năng nghe của mình.
>>http://tienghan.info/details/6-bi-quyet-hoc-tieng-han-hieu-qua.html
Rất hiếm khi có ai học tiếng Hàn mà có thể hiểu 100% nghĩa của từng câu từng từ người Hàn nói. Tuy nhiên, nếu rèn luyện đúng phương pháp và đều đặn, việc thành thạo trong kỹ năng nghe tiếng Hàn là hoàn toàn có thể.
Phương pháp luyện nghe tiếng Hàn hiệu quả
Trước khi bắt đầu nghe
Nguyên tắc: các bạn không nên nghe khi chưa biết chủ đề là gì.
Việc cắm tai nghe và bắt đầu với một bài nghe tiếng Hàn mà lại không hề biết nội dung chính mà bài viết đề cập là gì thì quả thật rất lãng phí thời gian. Cách thức tốt nhất là hãy chuẩn bị một chút và định hình trong đầu những gì bài nghe có thể đề cập đến. Điều này không phải ai cũng biết đâu nhé!
Bạn không cần phải khó khăn trong việc đoán mò hay tìm đại một chủ đề nào đó. Bài nghe nào cũng sẽ có một vài dòng gợi ý cho bạn thường xuất hiện trong những câu đầu tiên của bài nghe.Các bạn cứ bám theo những chỉ dẫn đó và tìm ra chủ đề chính mà chúng ta sắp sửa nghe.
Đầu tiên, bạn hãy dự đoán sơ lược nội dung của bài, người nói có thể sẽ đề cập đến vấn đề gì trong chủ đề đó, bạn càng liệt kê ra càng nhiều thì việc nghe của bạn sẽ dễ dàng hơn.
Tiếp theo, sau khi đã khoanh vùng đối tượng, việc vô cùng quan trọng tiếp theo là tìm kiếm những từ vựng liên quan đến nội dung đã dự đoán ở trước, đừng quên dành một chút thời gian để xem xét lại và liên kết chúng với nhau. Điều này sẽ biến bạn từ một người nghe thụ động sang trạng thái chủ động và sẵn sàng ứng phó với bất cứ bài nghe nào.
Trong khi nghe
Không kể đến những người đã có kỹ năng nghe tiếng Hàn chuyên nghiệp thì hầu hết nhưng người học tiếng Hàn đa phần không thể nào nghe được từng từ mà người nói đề cập đến trong bài nghe. Và điều này thì cũng không cần thiết cho việc nghe của bạn. Hãy cố gắng nghe lướt theo câu và nhanh chóng ghi chú lại nội dung chính của nó để tránh trường hợp sau khi nghe hết câu dài hay một đoạn thì bạn sẽ dễ quên đi mất. Tuyệt đối không xem trước nội dung của bài trước khi nghe. Chỉ khi nào nghe xong rồi bạn mới có thể vừa nghe vừa đọc bài để kiểm tra lại và học thêm từ mới cũng như tăng cường các cách diễn đạt hay có trong bài. Bạn cũng nên đọc theo băng nhiều lần sau khi nghe xong để luyện phát âm và nhớ bài tốt hơn.
Cuối bài hãy sâu chuỗi các nội dung lại để tạo thành một nội dung hoàn chỉnh. Đừng chỉ nghe không thôi, mà hãy lắng nghe, nghe thật kỹ. Hãy lặp lại một bài nghe nhiều lần nếu muốn. Khi nghe lần thứ 2, thứ 3 bạn sẽ thấy nó đơn giản hơn rất nhiều đấy.
Đôi khi vì quá tập trung vào một vài từ nghe được trong câu, bạn sẽ bỏ qua các từ khác và cảm thấy bực bội vì không nghe kịp. Lời khuyên ở đây là đôi lúc bạn chỉ nên “nghe” (hear) chứ không cần “lắng nghe” (listen),các bạn cứ nghe mà không cần cố gắng hiểu. Bạn hãy tin là chính những lúc ấy bạn cũng đang học qua tiềm thức, và đến một lúc nào đó bạn sẽ tiến bộ một cách đáng ngạc nhiên.
Đôi lúc bạn sẽ nản chí khi thấy mình không hiểu được tất cả, yên tâm vì ngay cả khi học tiếng mẹ đẻ người ta cũng không thể hiểu tất cả mọi điều. Cố gắng lắng nghe thường xuyên và một lúc nào đó thế nào bạn sẽ phần nào những gì người khác nói. Hãy hài lòng với những tiến bộ ít ỏi và chậm chạp mà bạn đạt được trong quá trình mà bạn học tiếng Hàn.
Sau khi nghe
Sau khi nghe hết bài thì chí ít ra thì bạn cũng sẽ nắm được một vài ý nào đấy mà người nói đề cập đến. Trong trường hợp nếu bài nghe ấy có sẵn nội dung, hãy để dành khi sau khi nghe xong, và tuyệt đối không được xem trước khi nghe. Hãy so sánh nội dung bài viết với những gì bạn nghe được để tự đánh giá khả năng cũng như xem xét những phần mình không nghe được từ đó ghi chú lại và có thể không phạm sai lầm nếu gặp lại trong bài nghe khác. Dựa vào đó, bạn sẽ biết trong kỹ năng nghe điểm yếu của mình là gì và để từ đó có hướng khắc phục.
Dù tồn tại bất cứ một phương pháp tuyệt vời để nghe tiếng Hàn hiệu quả đến đâu đi chăng nữa thì nó vẫn chỉ được xây nên bởi nguyên tắc chung: luyện nghe nhiều. Trăm hay không bằng tay quen. Nghe nhiều và nghe có phương pháp thì học tiếng Hàn dễ dàng hơn nhiều đối với bạn. Hãy tranh thủ thời gian của mình để luyện tập những bài nghe, hoặc bạn cũng có thể nghe nhạc, xem phim, vừa có thể giải trí lại vừa học tiếng Hàn thì tội gì mà không thử nhỉ?
Những mẹo để có thể nghe tiếng Hàn tốt hơn
>>http://tienghan.info/details/mot-so-luu-y-khi-hoc-tieng-han-giao-tiep-nen-biet.html
Các mẹo giúp luyện nghe tiếng Hàn Chọn nguồn nghe và tài liệu luyện nghe
Việc luyện nghe giao tiếp tốt cũng cần chọn các nguồn học và tài liệu chuẩn. Khi lựa chọn được các nguồn học tin cậy, hãy thực hành với các nguồn và phương tiện khác nhau.
Luyện phát âm tiếng Hàn giao tiếp chuẩn
Nhiều bạn sẽ băn khoăn tại sao khi đang bàn tới kĩ năng luyện nghe lại nhắc tới việc phát âm. Thế nhưng, thực tế thì việc nắm chắc và phát âm đúng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nghe tốt. Phần lớn người học phát âm tiếng Hàn không chuẩn. Điều này đồng nghĩa với việc gì? Giống như giả sử khi bạn nắm không tốt kỹ năng phát âm tiếng Hàn trong lúc học, và nắm được nhịp điệu cần thiết cũng giống như bạn sống ở TP.HCM mà vào Huế nghe nói chuyện vậy. Rõ ràng là người Huế nói tiếng Việt, nhưng tại sao lại khó nghe đến vậy. Vì cách họ phát âm từ cũng như giọng điệu cũng khác với người ở Sài Gòn. Tương tự với tiếng Hàn, việc bạn cẩu thả trong phát âm tiếng Hàn có thể ngăn cản việc bạn nghe tốt.
Luyện nghe tiếng Hàn giao tiếp theo phương pháp ngược
Một phương pháp truyền thống khi luyện nghe của học sinh là nghe trước, chữa sau. Nghĩa là các bạn học sinh có xu hướng bật file mp3 nghe bài trước, nghe đi nghe lại, đến khi nào không nghe được hoặc mệt quá thì mới lôi phần file đánh chữ ra so sánh đối chiếu.
Đôi khi bạn sẽ thấy hiệu quả nếu bạn làm ngược lại. Đầu tiên, hãy cầm file văn bản của bài nghe, đọc và dịch. Bạn không cần phải vội, cứ đọc từ từ, phân tích ý, dịch cẩn thận, cày bài thế nào tùy ý. Miễn là bạn phải hiểu bài thật tốt. Nếu cảm thấy cần thiết cứ lấy từ điển ra tra từ mới. Sau khi đọc xong bài, hãy dành ra vài giây hình dung lại tổng thể cả bài nói về cái gì và chuyển sang nghe. Bật đúng file bài đó lên và nghe.
Tất nhiên, chả cần nghe bạn cũng thừa biết nó nói về cái gì nhưng hãy cứ nghe một cách chăm chú. Nếu trình độ nghe của bạn đang ở tầm trung, bạn sẽ nhận thấy mình thường chỉ nghe được một vài ba từ. Nhưng do đã đọc văn bản nên bạn nghe được nhiều từ hơn. Số từ còn lại bạn không nghe được nhưng vì đã đọc rồi. Bạn hãy cứ nghe tiếp như vậy vài lần. Sau khi đã khá ngấm, bây giờ là lúc bạn tập trung bài nghe. Tốt nhất là nên chép qua media player để dễ dàng điều chỉnh ngắt nhịp của file khi cần. Bây giờ hãy cầm văn bản lên kết hợp với nghe.
Vì vậy nếu hiện tại bạn vẫn chưa nắm thật chắc chắn về phát âm trong tiếng Hàn thì hãy rà soát lại toàn bộ những kiến thức của mình và sửa ngay nếu thấy hổng nhé.
Xem nhiều tin tức tiếng Hàn
Nếu có thời gian thì hãy xem một số tin tức bằng tiếng Hàn, hay các bạn có thể thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… và nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Tập đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.
Học qua bài hát tiếng Hàn
Hãy chọn cho mình một số bài hát mà mình thích, tìm lời bài hát của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Hàn).
Hy vọng với những bí quyết luyện nghe ở trên, các bạn sẽ có những phương pháp học tiếng Hàn một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!