• slider
  • slider

Tiếng Hàn và các cấu trúc câu đơn giản

Hôm nay bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn bao gồm sự kết hợp giữa danh từ, động từ, đại từ nhân xưng,...để các bạn có thể nắm vững những cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn.

인사 Chào hỏi


리밍: 안녕하십니까?
Lee Ming : Xin chào.
수 연: 안녕하십니까? 이수연 입니다.
Su-yeon: Xin chào. Tôi tên là I Su-yeon.
리밍: 만나서 반갑습니다. 저는 첸리밍입니다.
Lee Ming: rất vui được làm quen. Tôi tên là Chen Lee Ming.

>> Xem thêm: Ngữ pháp tiếng Hàn cho người học tại nhà p2 : Trợ từ

 

I. 어휘:


안녕하십니까?: Xin chào! 반갑습니다 : Rất vui, hân hạnh
저 : Tôi (ngôi thứ 1) 한국어: Tiếng Hàn
공부하다: Học, hoc tập 밥: Cơm
먹다: Ăn 일본어: Tiếng Nhật
학생 : Học sinh 의사 : Bác sĩ
선생님 : Giáo viên / (tiên sinh)
안녕하세요 ? : Xin chào
가방 : Cái cặp
안녕히 계세요 : Tạm biệt
안녕히 가세요 : Tạm biệt 안녕히주무세요 : Chúc ngủ ngon
식사하 셨어요? : Bạn đã ăn chưa ? 네,식사했어요 : Mình đã ăn rồi.

 
học ngữ pháp tiếng Hàn
Cùng học ngữ pháp tiếng Hàn
 

II. 문법: - Chia đuôi động từ


1. Danh từ + 입니다

Là cấu trúc câu trần thuật (kể chuyện) của động từ ―이다‖ +―ㅂ‖니다. Dùng để khẳng định về người, về đồ vật, về ngày giờ, về địa danh, về màu sắc... 
Ví dụ:
저는 베트남 사람 입니다. Tôi là người Việt Nam.
의사입니다. (Tôi) / Anh ta là bác sĩ.
그 분들이 외국인 입니다. Họ là những người nước ngoài.
이것은 교과서입니다. Cái này là cuốn sách giáo khoa.
오늘은 화요일 입니다. Hôm nay là thứ Ba.
여기는 호치민시 입니다. Đây là thành phố Hồ Chí Minh.
빨간색입니다. Là màu đỏ.

>> Xem thêm: 6 bước căn bản học tiếng Hàn

2. Danh từ + 입니까?

Là cấu trúc nghi vấn, dạng câu hỏi của động từ ―이다‖ +―ㅂ‖니까? Có thể đi với các danh từ hoặc các từ để hỏi như: 언제, 어디, 얼마, …
Là đuôi từ kết thúc chia ở thể nghi thức lịch sự, trang trọng. Có nghĩa là: có phải không, có phải là, là gì, gì.

Ví dụ:
학생 = 학생 입니까? (Có phải là học sinh không?)
무엇 = 무엇 입니까? (Là cái gì vậy?)
언제 = 언제 입니까? (Bao giờ vậy?)

3. Khi cần hỏi tôn kính (tôn trọng) ta dùng cấu trúc đuôi câu:

Động từ + (으)시+―ㅂ‖니까?  (으)십니까? = (으)세요?
( khi gốc đt có batchim + 으십니까? khi gốc đt không có batchim + 십니까?) với đt ―이다‖ + 십니까?  ( 이)십니까? Ví dụ:
누구십니까? = 누구세요? Ai thế?25

 
học ngữ pháp tiếng Hàn
 

4..Động từ + (으)십시오. = (으)세요.

Là đuôi từ kết thúc câu cầu khiến, mệnh lệnh, yêu cầu. Đuợc dùng trong cách trường hợp tôn trọng, lịch sự. Có nghĩa: Xin hãy, … đi, xin mời.

Lưu ý:
- 십시오: Cụm từ này được sử dụng khi động từ có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm ―ㄹ‖ (phụ âm ―ㄹ‖ sẽ bị lược bỏ)
- (으)십시오: Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là phụ âm (trừ phụ âm ―ㄹ‖)

Cấu trúc:
보다 = 보십시오 (Hãy nhìn, mời xem)  보세요.
읽다 = 읽으십시오 (Hãy đọc)  읽으세요.
앉다 = 앉으십시오 (Hãy ngồi xuống, mời ngồi)  앉으세요.

>> Xem thêm: Tại sao phải làm nhiều bài tập tiếng Hàn?

5. Đại từ nhân xưng ( 인칭 대명사)

Đại từ nhân xưng trong tiếng Hàn biểu hiện mức độ tôn kính đặc trưng. Mức độ tôn kính đó được dùng tuỳ theo thứ bậc trong giao tiếp xã hội. Lưu ý:

- 나, 저, 너 Là các đại từ nhân xưng được kết hợp với tiểu từ để làm chủ ngữ trong câu thì chúng tuần tự đuợc quy ước kết hợp như sau: (bất biến)

나는 = 내가, 저는 = 제가, 너는 = 네가 (O)

Không có những hình thức kết hợp như sau:

나가, 내는, 저가, 제는, 너가, 네는 (X)30

6. Trợ từ chủ ngữ - 이 / - 가

-Được gắn sau danh từ, đại từ để chỉ danh từ đại từ đó là chủ ngữ trong câu. '-이' được gắn sau những đại từ, danh từ có patchim ở âm cuối, `-가' được gắn sau những đại từ, danh từ không có patchim ở âm cuối.

책: 책 + 이 = 책이
학생: 학생 + 이 = 학생이
시계: 시계 + 가 = 시계가
누나: 누나 + 가 = 누나가

Ví dụ:

- 비가 옵니다: Trời mưa.
- 한국어가 어렵습니다: Tiếng Hàn khó.
- 동생이 예쁩니다: Em gái đẹp thế.
- 시간이 없습니다: Không còn thời gian.

Lưu ý:

- Khi kết hợp với các đại từ như 나, 너, 저, 누구 làm chủ ngữ thì biến thành 내가, 네가, 제가, 누가.
- Trong khẩu ngữ và văn viết có khi lược bỏ không dùng tới.

- 그 사람(이) 누구요?: Người đó là ai thế?
- 너(는) 어디 가니?: Mày đi đâu đấy?

 
học ngữ pháp tiếng Hàn

7. Trợ từ bổ trợ (chủ ngữ) : N – (은/는)

Trợ từ chủ ngữ `-이/가' được dùng để chỉ rõ chủ ngữ trong câu, `은/는' được dùng thay thế `-이/가' với ý nghĩa nhấn mạnh, hoặc so sánh với một đối tượng khác... '-는' thường được gắn vào sau những đại từ, danh từ không có patchim ở âm cuối, `-은' được gắn
sau những đại từ, danh từ có patchim ở âm cuối.

Cấu trúc:
물: 물 + 은 = 물은
자동차: 자동차 + 는 = 자동차는31

Ví dụ:
- 책이 있습니다. 사전은 없습니다: Có sách, không có từ điển.
- 버스가 느립니다. 지하철은 빠릅니다: Xe buýt chạy chậm. Tàu điện ngầm chạy nhanh
- 이것은 외제 입니다: Đây là hàng ngoại quốc.
- 저분은 김 교수 입니다: Vị ấy là giáo sư Kim.
- 나는 관심이 없습니다: Tôi chẳng quan tâm.

8. Đại từ chỉ định, chỉ trỏ ( 지시 대명사)

이/그/저 là đại từ chỉ định thường phải gắn với một danh từ hay một từ loại nào đó kèm theo sau nó. Trong đó 이 chỉ cái rất gần với người nói (có nghĩa là: này); 그 chỉ cái hơi gần với cả người nói và người nghe.

Cấu trúc:
이/사람: 이 사람 (Người này).
그/연필: 그 연필 (Cái bút chì đó).
저/새: 저 새 (Con chim kia)

Ví dụ:
- 그 신문 좀 주세요: Cho tôi tờ báo đó.
- 이 선물을 받으세요: Hãy nhận món quà này!
- 저 병원이 유명합니까?: Bệnh viện kia có nổi tiếng không?
- 그 음식이 이름이 뭐예요?: Món ăn đó tên là gì nhỉ?

 
học ngữ pháp tiếng Hàn

9. Đại từ chỉ vật 이것 / 그것 / 저것

Là những đại từ chỉ định nhằm thay thế cho sự vật được đề cập đến. Dùng được cho tất cả nhưng trừ người và địa điểm.
Có nghĩa: cái này / cái đó / cái kia... Để hỏi cái này, cái kia, cái đó là cái gì ? Ta dùng cấu trúc sau:

- 이것 (그것/저것) 은 무엇입니까? Cái này, cái kia, cái đó là cái gì?
이것은 무엇입니까? (Cái này là cái gì?)
저것은 무엇입니까? (Cái đó là cái gì?)

- (이것/그것/저것) N 입니다. (Là ……..)
이것은 책입니다. (Cái này là cuốn sách.)
저것은 옷입니다. (Cái kia là cái áo.)

Chú ý:

a. Khi đặt câu hỏi:
- Khi người nói gần đồ vật, xa người trả lời thì dùng 이것 (Cái này) để hỏi và
dùng 그것 (Cái đó) để trả lời
- Khi đồ vật xa người nói, gần người trả lời thì dùng 그것 (Cái đó) để hỏi và
dùng 이것 (Cái này) để trả lời
- Nếu đồ vật gần người nói và người trả lời thì đều dùng 이것 (Cái này) để hỏi và
trả lời
- Cả người nói và người trả lời đều xa thì dùng 저것 (Cái đó) để hỏi và trả
lời

b. Trường hợp khác khi trả lời chúng ta có thể bỏ 이것/그것/저것 cũng được.
-- Trong một số trường hợp (nhất là trong văn nói), các đại từ này thường được rút
gọn khi kết hợp với một số tiểu từ theo dạng sau:
- 이것이 = 이게 - 이것은 = 이건 - 이것을 = 이걸
- 그것이 = 그게 - 그것은 = 그건, - 그것을 = 그걸
- 저것이 = 저게 - 저것은 = 저건 - 저것을 = 저걸
-- 이, 그, 저 không chỉ kết hợp với 것 mà còn có kết hợp với danh từ chỉ loại khác.
그 녀: cô ấy 이 분: vị này
저 책꽂이: giá sách kia
Ví dụ:
- 이것을 사요? 저것을 사요?: Mua cái này không? Mua cái kia không?
- 그것 좀 빌려 주세요: Hãy cho tôi mượn cái đó.
- 그것도 몰라요?: Cậu không biết cái đó sao?
Học Tiếng Hàn