Có thể bạn đã từng nghe về chứng chỉ TOEFL,TOEIC,IELTS,... là những chứng chỉ thông dụng trong tiếng Anh, nhưng có thể bạn chưa biết tiếng Hàn cũng có một chứng chỉ của riêng mình, đó là TOPIK.
Vậy TOPIK có tác dụng gì cho người học tiếng Hàn? Hãy cùng tìm hiểu về chứng chỉ TOPIK ngay sau đây.
I. TOPIK là gì?
Chứng chỉ TOPIK là chữ viết tắt của 한국어능력시험(Kỳ thi năng lực tiếng Hàn), do Viện giáo dục quốc tế Quốc gia Hàn Quốc đứng ra tổ chức hằng năm, với người dự thi là những người nước ngoài hay những kiều bào Hàn Quốc,
sử dụng tiếng Hàn Quốc như một ngôn ngữ thay thế cho tiếng mẹ đẻ của mình khi đi du lịch, đi học,...
>>Xem thêm:
http://tienghan.info/details/hoc-tieng-han-online-cuc-hieu-qua.htmlII. Chứng chỉ TOPIK gồm bao nhiêu cấp độ?
TOPIK dựa theo các tiêu chuẩn khác nhau và được chia làm 3 cấp độ:
- Sơ cấp; Cấp 1-2
- Trung cấp; Cấp 3-4
- Cao cấp: cấp 5-6
Tiêu chuẩn để đánh giá theo từng cấp độ:
1/ Trình độ Sơ cấp
- Cấp 1:
+ Có thể tiến hành kỹ năng ngôn ngữ cơ bản cần thiết trong cuộc sống đời thường như” giới thiệu bản thân, mua đồ, gọi thức ăn”, đồng thời có thể hiểu và biểu hiện được nội dung có liên quan đến một vài chủ đề quen thuộc và thông tin cá nhân như “ bản thân, gia đình, sở thích, thời tiết,..)
+ Có thể hoàn thành một câu văn đơn giản dựa vào khoảng 800 từ vựng và ngữ pháp cơ bản.
+ Có thể hiểu và hoàn thành được những câu giao tiếp đơn giản trong sinh hoạt và trong thực tế.
- Cấp 2:
+ Có khả năng tiến hành một số kỹ năng cần thiết được sử dụng công cộng như ‘ bưu điện, ngân hàng và chức năng cần thiết trong đời sống hàng ngày như “ việc gọi điện, việc nhờ vả.
+ Có thể dùng khoảng 1.500 đến 2.000 từ vựng để có thể hiểu và sử dụng thành những đoạn văn liên quan đến các chủ đề quen thuộc và cá nhân .
+ Có thể sử dụng để phân biệt dùng ngôn ngữ theo tình huống chính thức và tình huống không chính thức.
Chứng chỉ TOPIK rất quan trọng cho ai muốn du học Hàn Quốc
2/ Trình độ Trung cấp
- Cấp 3:
+ Không bị vấp, nói lưu loát khi hướng dẫn về đời sống hàng ngày, và có thể tiến hành chức năng ngôn ngữ cơ bản cần thiết cho việc duy trì mối quan hệ xã hội và có thể sử dụng thành thạo các thiết bị công cộng đa dạng.
+ Có thể hiểu được một số chủ đề cụ thể và thân thuộc, có thể diễn đạt và hiểu được xã hội thân thuộc đối với bản thân theo theo từng đơn vị đoạn văn.
+ Phân biệt được các đặc tính cơ bản trong văn nói và văn viết , hiểu và sử dụng được.
- Cấp 4:
+ Có khả năng nói cần thiết để làm việc ở những nơi công cộng và giữ các mối quan hệ cá nhân, có một số khả năng nói khi làm việc thông thường.
+ Có kỹ năng ngôn ngữ cần thiết trong việc duy trì mối quan hệ xã hội và sử dụng thiết bị công cộng, đồng thời có khả năng diễn đạt ở một mức độ nào đó, cần thiết cho công việc hàng ngày.
+ Có thể hiểu rõ nội dung trên ‘ thời sự, báo chí’, đồng thời hiểu được cặn kẽ và có thể sử dụng một số từ ngữ vào các chủ đề về xã hội chung quanh.
+ Dựa vào hiểu biết có thể diễn tả về tiêu biểu trong nền văn hóa Hàn Quốc và biểu đạt về mặt thành ngữ được sử dụng thường xuyên, thì có thể hiểu và sử dụng được nội dung về mặt văn hóa, xã hội.
3/ Trình độ Cao cấp
- Cấp 5:
+ Có thể sử dụng chức năng ngôn ngữ ở một mức nào đó cần thiết cho việc thực hiện công việc hay nghiên cứu trong các lĩnh vực chuyên môn.
+ Có thể hiểu và sử dụng những chủ đề không quen thuộc trên toàn bộ các lĩnh vực như 'Chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa'.
+ Phân biệt chính xác ngôn ngữ theo từng mạch văn trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết và mạch văn chính thức và không chính thức, có thể sử dụng chúng.
>>Xem thêm:
http://tienghan.info/details/5-cach-hoc-tieng-han-cuc-hieu-qua-cho-cac-ban.html- Cấp 6:
+ Có thể sử dụng tốt và chính xác ngôn từ cần thiết cho việc thực hiện công việc và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn.
+ Có thể hiểu và sử dụng các chủ đề không quen thuộc, ít sử dụng trên toàn bộ các lĩnh vự như 'Chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa'.
+ Đạt được
tiêu chuẩn tiếng Hàn như người Hàn Quốc, diễn đạt không gặp trở ngại về việc thể hiện ý nghĩa.
Một số tiêu chuẩn đánh giá câu hỏi viết trong lĩnh vực viết:- Nội dung và làm bài tập: làm tốt các bài tập, có bao quát đúng các nội dung yêu cầu hay không.
- Về cách triển khai cấu trúc bài viết: đánh giá xem có sử dụng đúng cấu trúc đoạn văn và sử dụng các phương tiện đàm thoại một cách hiệu quả để tạo nên sự liên kết giữa các câu văn hay không.
- Cách sử dụng ngôn ngữ: Có dùng đúng từ vựng, chính xác và nhuần nhuyễn các ngữ pháp hay không.
- Chính tả: đánh giá xem viết đúng chính tả hay không.
- Đánh giá về ngôn ngữ học xã hội: đánh giá xem việc sử dụng tiếng Hàn đã phù hợp với đặc tính thể loại văn bài viết hay chưa.